Thông báo kết quả Hội nghị thường kỳ Ban thường vụ mở rộng

alt

Kính gửi:

– Các Uỷ viên BCH Hội Kiều học Việt Nam

– Hội viên HKHVN và các bạn yêu mến Nguyễn Du và Truyện Kiều

Chấp hành Điều lệ Hội, ngày 08/09/2017 tại Hội trường G Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 phố Tràng thi, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Hội nghị thường kỳ mở rộng Ban Thường vụ Hội Kiều học Việt Nam nhiệm kỳ II (2017 – 2022) đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Chủ tịch – GS Phong Lê.

Tham dự Hội nghị; Ban Thường vụ có 7 đồng chí (7/11), vắng 4 đồng chí có lý do; Ban cố vấn có 01 người tham dự; Ban Thường trực có 06 người tham dự.

Sau khi nghe báo cáo của Chủ tịch hội, Phó Chủ tịch thường trực và ý kiến tham gia của các thành viên, Hội nghị đã đi đến kết luận sau:

1. Hội thảo Doanh nhân với Truyện Kiều – Truyện Kiều với Doanh nhân sẽ được tổ chức vào dịp giỗ năm thứ 197 Nguyễn Du, tức vào ngày 30/9/2017 tại Hà Nội.

Đây là mội sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn để khởi đầu cho hàng loạt các hoạt động khác hướng tới tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày mất Nguyễn Du (2020), là một sự kiện kết nối “rất thời cuộc” giữa một doanh nhân (TS Phạm Tuần – TGĐ Hanvico) và một tổ chức Văn học nghệ thuật (Hội Kiều học Việt Nam), là “một sản phẩm” đầu tay nhiệm kỳ II của Hội Kiều học Việt Nam.

Mọi hoạt động hướng tới hội thảo: về nội dung (bài tham luận, ấn phẩm,..), về khánh tiết, về hậu cần, về nhân sự,.. đã được Ban tổ chức chuẩn bị khẩn trương, chu đáo và dần hoàn thiện.

2. Chương trình hoạt động trong thời gian sau hội thảo Doanh nhân với Truyện Kiều:

a. Công tác tổ chức và phát triển hội.

– Tăng cường vận động phát triển hội viên mới.

– Hướng dẫn, tổ chức thành lập các chi hội (tỉnh, thành, hoặc liên tỉnh, liên thành), các địa phương đã có VPĐD của Hội vẫn giữ nguyên nhưng đồng thời vẫn tổ chức thành lập Chi hội theo Điều lệ Hội và theo hướng dẫn của Hội.

– Phát huy vai trò của Ban Kiểm tra trong việc kiểm tra, giám sát và đề xuất, kiến nghị các hoạt động của Hội.

– Củng cố kiện toàn, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của BCH, Ban Thường vụ và Ban Thường trực hội.

b. Về chuyên môn.

– Tiếp tục tổ chức để hoàn thiện Truyện Kiều – Văn bản Hội Kiều học Việt Nam (đã làm năm 2014 – 2015) những phần còn sai, sót.

– Tổ chức thi viết Văn tế để phục vụ cho lễ kỷ niệm 200 năm ngày mất Nguyễn Du (2020).

– Phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam, Bộ GDĐT, Viện ngôn ngữ học tổ chức Festivan “Ngôn ngữ Truyện Kiều và tiếng Việt” vào năm 2018.

– Phối hợp với Bộ GDĐT trong hoạt động giảng dạy Truyện Kiều theo chương trình cho các cấp học.

– Phối hợp với các địa phương để xây dựng Nhà bia tưởng niệm hoặc Khu lưu niệm Nguyễn Du tại:

+ TP Hà Nội.

+ Tỉnh Bắc Ninh.

+ Tỉnh Thái Bình.

+ Tỉnh Thừa Thiên – Huế.

+ TP Hải Phòng.

Ngoài ra, phụ thuộc vào khả năng chuyên môn, tổ chức, tài chính,.. mà các địa phương khác nên đề xuất xây dựng Nhà bia tưởng niệm Nguyễn Du tại địa phương mình.

– Củng cố lại trang mạng của Hội về các phương diện: Nội dung, quản lý (an ninh mạng), kỹ thuật, tài chính…

c. Về tài chính.

Phát huy tinh thần sáng tạo của mỗi tổ chức, cá nhân để tạo nguồn thu hợp pháp cho Hội; Nguồn thu không chỉ để đảm bảo duy trì chi thường xuyên cho hoạt động Văn phòng mà hướng tới có nguồn thu để chi (dù là rất nhỏ) để động viên cho những người trực tiếp tham gia tại Văn phòng hội.

Với nội dung, chương trình công tác nêu trên, Ban Thường vụ giao cho Văn phòng Hội, Ban Thường trực tổ chức triển khai cụ thể và định kỳ báo cáo tiến độ cho Ban Thường vụ.

Nơi nhận:

– Như kính gửi;

– Bộ VHTT&DL (thay báo cáo);

– Bộ Nội vụ (thay báo cáo);

– Lưu VP.

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

GS. Phong Lê

Bài viết khác

Tác giả: minhtri