Ngày 21/4/2017 tại Hội trường Thư viện Quốc gia Việt Nam số 31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội cuộc họp phiên thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Kiều học Việt Nam nhiệm kỳ II đã được tổ chức trang trọng đúng Điều lệ Hội và thành công tốt đẹp.
Tham dự cuộc họp có 21/33 Uỷ viên BCH, vắng 12 Uỷ viên (có lý do vắng).
Chủ trì: Chủ tịch Hội: GS Phong Lê.
Thư ký: Vũ Ngọc Khôi.
Sau khi nghe báo cáo các chuyên đề và thảo luận của tập thể, Hội nghị đã đi đến biểu quyết với 100% nhất trí các nội dung sau:
A. CÔNG TÁC TỔ CHỨC – BỘ MÁY
1. Phân công chức năng, nhiệm vụ của các Phó Chủ tịch như sau:
– Ông Võ Hồng Hải: Phụ trách tổ chức Hội thuộc các tỉnh miền Trung và Nam Bộ.
– Ông Hoàng Xuân Khoá: Phụ trách kinh tế, công tác Truyền thông – quảng bá.
– Ông Phùng Văn Tính: Phụ trách công tác tổ chức và nội chính; Thường trực Hội.
– Ông Nguyễn Khắc Bảo: Phụ trách tổ chức Hội thuộc các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, Việt Bắc và Tây Bắc; Phụ trách chuyên môn về Văn bản Truyện Kiều – Văn bản Hội Kiều học Việt Nam.
2. Bầu bổ sung vào Ban Chấp hành nhiệm kỳ II:
Ông Kim Quang Minh (sinh năm 1959): Chủ tịch – Tổng Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
3. Bầu chức danh các cơ quan chuyên môn thuộc BCH:
a/ Trưởng Ban kinh tế: ông Hoàng Xuân Khoá.
Phó Ban: ông Lê Đức Hân.
Ủy viên:Â ông Trần Đình Tuấn.
ông Nguyễn Minh Trí.
b/ Trưởng Ban Tuyên truyền – quảng bá: ông Kim Quang Minh.
c/ Trưởng Ban phát triển hội viên: ông Phương Văn.
đ/ Trưởng ban đối ngoại: bà Nguyễn Hằng Thanh.
e/ Trưởng ban Phong trào – thi đua khen thưởng: ông Nguyễn Duy Linh.
g/ Chánh Văn phòng Hội: bà Nguyễn Hằng Thanh.
– Phó Chánh Văn phòng Hội: ông Nguyễn Đình Tùng.
4. Ban Thường trực: Nguyễn Hằng Thanh, Nguyễn Đình Tùng, Lê Thanh Long, Bùi Thiết, Vũ Ngọc Khôi, Phương Văn, Nguyễn Duy Linh, Trần Đình Tuấn, Nguyễn Anh Tuấn.
5. Thư ký tổng hợp công tác chuyên môn: Vũ Ngọc Khôi.
6. Thành lập Trung tâm Văn hoá – Nghệ thuật Nguyễn Du có pháp nhân đầy đủ (gọi tắt là Trung tâm Nguyễn Du).
Cử ông Nguyễn Phương Văn (bí danh: Phương Văn) làm Giám đốc Trung tâm.
7. Nâng cấp và lưu hành trang điện tử của Hội Kiều học Việt Nam, tên gọi kieuhoc.com kể từ ngày được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép trang mạng được hoạt động.
a/ Giao cho Văn phòng đại diện Hội tại Hải Phòng chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động có liên quan để trang mạng của Hội sớm đi vào khai thác: biên tập, vận hành kỹ thuật, tài chính, quản lý chuyên môn tổng hợp…
b/ Giao cho ông Hoàng Xuân Khoá – Phó Chủ tịch Hội làm Tổng biên tập trang mạng kieuhoc.com.
c/ Văn phòng Hội Kiều học Việt Nam tại Hải Phòng chịu trách nhiệm trước Hội, trước pháp luật về các nội dung được đăng tải trong trang mạng kieuhoc.com, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước, thực hiện đầy đủ quy định nêu trong Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ.
d/ VPĐD Hội tại Hải Phòng đề xuất danh sách Ban biên tập trang mạng kieuhoc.com để Hội ra Quyết định bổ nhiệm theo quy định.
8. Phát huy hai số đầu và tiếp tục cho ấn hành các số tiếp theo Ấn phẩm “Cõi người ta” với tôn chỉ là tuyên truyền quảng bá Nguyễn Du, Truyện Kiều ngày càng tốt hơn trong công chúng; làm cho hình ảnh Hội Kiều học Việt Nam qua “Cõi người ta” được lan toả và có ảnh hưởng lớn trong nhiệm vụ: nghiên cứu, bảo tồn, phát huy và quảng bá Truyện Kiều.
– Yêu cầu củng cố lại Ban biên tập và định hướng xây dựng, nâng cao chất lượng, trình độ bài viết cho phù hợp với công chúng vừa mang tính hàn lâm, vừa bình dân để có nhiều hội viên tham gia gửi bài.
Giao cho ông Vũ Ngọc Khôi và ông Trần Đình Tuấn đề xuất nhân sự Ban Biên tập “Cõi người ta” (Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập, Thư ký và biên tập viên) để Ban Thường vụ ra quyết định.
– Giao cho ấn phẩm “Cõi người ta” cơ chế tự chủ trong việc tổ chức, điều hành nhằm Ấn phẩm được phát hành đều đặn, chất lượng, đảm bảo tôn chỉ của ấn phẩm đồng thời có sự đóng góp phí quản lý cho Hội.
9. Nhất trí thành lập Văn phòng đại diện của Hội tại tỉnh Thanh Hoá và cử ông Đào Huy Phụng (sinh năm 1950): Nhà thơ, Uỷ viên BCH Hội VHNT tỉnh Thanh Hoá, hội viên Hội Kiều học Việt Nam làm trưởng VPĐD tại tỉnh Thanh Hoá.
10. Nâng cấp phạm vi hoạt động của VPĐD của Hội tại TP Hồ Chí Minh phụ trách thêm các tỉnh Nam Bộ (trừ tỉnh Đồng Nai).
– Cử ông Lê Đức Hân – Uỷ viên Ban Thường vụ Hội làm Trưởng VPĐD tại TP Hồ Chí Minh thay bà Nguyễn Hồng Oanh.
11. Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính và tài sản của Hội. Trong đó Hội quy định phí hội viên 100.000đ/người/năm.
12. Nâng bậc lương cho bà Nguyễn Thị Thu Hương từ mức lương hiện tại là 3.500.000đ/tháng lên 4.500.000đ/tháng kể từ tháng 4/2017.
B. CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
1. Tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung để Văn bản Truyện Kiều – Văn bản Hội Kiều học Việt Nam (đã thực hiện năm 2015 – chào mừng kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du) để chất lượng văn bản Truyện Kiều càng được hoàn thiện hơn.
Giao cho ông Nguyễn Khắc Bảo, ông Nguyễn Hữu Sơn phụ trách.
Thời gian: tiến hành sau cuộc họp BCH phiên thứ 2 nhiệm kỳ II (21/4/2017).
2. Ký văn bản thoả thuận giữa Hội với Đài tiếng nói Việt Nam về việc hợp tác quảng bá Truyện Kiều qua sóng VOV.
– Giao cho ông Kim Quang Minh và bà Nguyễn Hằng Thanh phụ trách.
– Cố vấn chương trình: Nhà thơ Vương Trọng, Vũ Quần Phương.
Thời gian: tiến hành sau cuộc họp BCH phiên thứ 2 nhiệm kỳ II (21/4/2017).
3. Phối hợp với Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Bắc Ninh để vận động thành lập Quỹ Nguyễn Du cấp Quốc gia, nhằm động viên, khuyến khích các hoạt động văn hoá gắn liền với nội dung về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Phân công: – Ông Hoàng Xuân Khoá – Trưởng ban.
– Ông Võ Hồng Hải.
– Ông Phùng Văn Tính.
– Ông Bùi Xuân Thập.
– Ông Thái Văn Sinh.
Thời gian: Bắt đầu từ tháng 6/2017.
4. Phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh, TP Hà Nội xây dựng Nhà bia tưởng niệm Nguyễn Du tại Hà Nội (phấn đấu hoàn thành kịp kỷ niệm 200 năm ngày mất Nguyễn Du – 2020).
Phân công: – Ông Bùi Thiết – Trưởng ban.
– Ông Bùi Xuân Thập.
– Bà Kiều Thúy Nga.
– Ông Vũ Ngọc Khôi.
– Ông Nguyễn Văn Thịnh.
– Ông Thái Văn Sinh.
Thời gian: tiến hành sau cuộc họp BCH phiên thứ 2 nhiệm kỳ II (21/4/2017).
5. Chuẩn bị nội dung, thủ tục theo quy định của pháp luật để trong quý 2/2017 trang mạng kieuhoc.com đi vào hoạt động.
Phân công: Ông Hoàng Xuân Khoá, ông Nguyễn Minh Trí.
6. Chuẩn bị nội dung và các yếu tố khác có liên quan để phối hợp với Tổng công ty HAVICO tổ chức hội thảo (hoặc toạ đàm) về “Doanh nhân với Truyện Kiều”.
Phân công: ông Vũ Ngọc Khôi.
Thời gian: tiến hành ngay sau khi họp BCH phiên thứ 2 nhiệm kỳ II (21/4/2017).
7. Nghiên cứu phương án để phối hợp với ngành giáo dục trong việc xây dựng, nâng cấp chương trình giảng dạy Truyện Kiều trong học đường.
Phân công: Ông Nguyễn Đình Chú, ông Trần Đình Sử, ông Vũ Ngọc Khôi.
Thời gian: từ tháng 6/2017.
8. Phát động viết bài Văn tế chuẩn bị kỷ niệm 200 năm ngày mất Nguyễn Du (2020).
Phân công: ông Vũ Ngọc Khôi, ông Vương Trọng, ông Phương Văn.
Thời gian: từ tháng 01/2018.
Căn cứ các nội dung trên, Ban Chấp hành giao cho Ban Thường vụ giám sát, chỉ đạo, Ban thường trực tổ chức triển khai thực hiện.
Nơi nhận: – Bộ Nội vụ (thay báo cáo); – Bộ VHTTDL (thay báo cáo); – UBND tỉnh Hà Tĩnh (để phối hợp); – UBND tỉnh Bắc Ninh (để phối hợp); – Các Uỷ viên BCH Hội; – Ban Kiểm tra Hội; – Website of Hội Kiều học Việt Nam; – Lưu VP. |
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
GS. Phong Lê |