Năm 2020, nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của đại thi hào dân tộc- danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du, Hội Kiều học Hải phòng chúng tôi đã phối hợp với “ CLB Sân Khấu Biển Hẹn “ thuộc Hội Nghệ sỹ sân khấu Hải phòng đã phối hợp dàn dựng vở kịch thơ “ Hoạn Thư ghen “, một trích đoạn đặc sắc trong Truyện Kiều“, dựa trên kịch bản kịch nói cùng tên của nhà biên kịch Phương Văn, do cố nghệ sỹ ưu tú Trần Tường đạo diễn.
Một số đơn vị nghệ thuật ở Hà Nội đã dựng vở kịch nói này nhưng không thành công. Chúng tôi nghĩ rằng người Việt Nam chúng ta yêu thích Truyện Kiều chủ yếu đo nghệ thuật thơ của ND chứ không phải cốt chuyện.ND đã sử dùng nhuần nhuyễn và tài tình ca dao, tục ngữ và sự phong phú của tiếng Việt từ ngôn ngữ bình dân đến ngôn ngữ bác học dưới thể thơ lục bát thuần Việt. Nếu đưa Truyện Kiều lên sân khấu mà bỏ mất yếu tố thơ thì coi như tước bỏ mất quá nửa cái hay của Truyện Kiều rồi. Nhận thức được điều này và được sự đồng ý của tác giả kịch bản Phương Văn, chúng tôi đã mạnh dạn biên tập lại dưới dạng KỊCH THƠ.
Lời thoại của nhân vật trong Truyện Kiều không thật nhiều. Những câu hay nhất mô ta sâu sắc tâm trạng và tâm lý nhân vật lại là lời bình của tác giả ND. Mà những lời bình này thì không thể đưa vào miệng nhân vật được. Học tập nghệ thuật chèo sân đình, chúng tôi thấy có một nhân vật đặc biệt, đó là tiếng vọng hậu trường, đối thoại với nhân vật trên chiếu chèo ( tiếng đế ) như là nhân vật thật, mà tiêu biểu là vở “ Thị Màu lê chùa “. Chúng tôi đã sử dụng giọng ngâm của nghệ sỹ Thanh Thanh Hiền như tiếng vọng sân khấu khi cần mô tả tâm trạng của nhân vật mà nhân vật không thể tự nói ra bằng lời của mình. Trên nền của giọng ngâm thơ rất hay, diễn viên dùng nghệ thuật hình thể để thể hiện tâm trạng của mình. Như vậy là chúng tôi đã bù đắp được khiếm khuyết của kịch nói thành thể kịch thơ. Ngay buổi công diễn đầu tiên trước 800 giáo viên giảng dạy môn Văn của Hải Phòng, vở diễn đã được khán giả đánh giá cao.
Cái khó của chúng tôi là các diễn viên trong CLB Sân Khấu Biển Hẹn đều đã nghỉ hưu, đều ở tuổi ông, tuổi bà các nhân vật mà mình sắm vai. Chẳng hạn nghệ sỹ Hoài Thu 72 tuổi đóng vai Hoạn Thư 20 tuổi; Nữ nghệ sỹ Hồng Minh 62 tuổi đóng vai Thuý Kiều 18 tuổi; Nam nghệ sỹ Hồng Minh 82 tuổi đóng vai thầy cúng…Nhưng với tài năng vốn có và vốn hiểu biết sâu sắc về Truyện Kiều, các nghệ sỹ đã diên đạt thành công những gì mà thi hào ND muốn chuyển tới chúng ta.
Trong hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2021, vở “ Hoạn Thư ghen “ ( HTG)đã giành huy chương bạc số 1 trong 3 huy chương bạc của hội diễn. Nghệ sỹ Hoài Thu vai Hoạn Thư giành huy chương vàng. Nghệ sỹ Đồng Mai vai Hoạn bà và nghệ sỹ Hồng Minh vai Thuý Kiều đều giành huy chương bạc.
Năm 2020, vở HTG đã biểu diễn phục vụ 2 buổi ở Hải Phòng, 2 buổi ở Hà Tĩnh nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày mất của đại thi hào ND. Sau covid, năm 2021 HTG đã tham gia hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.
Năm 2023, HTG đã phục vụ bà con Hà Tĩnh 4 buổi trong “ Tuần Văn hoá Nguyễn Du “ tại quê hương người.
Chúng tôi dự định sẽ phối hợp với ngành GD- ĐT biểu diễn vở HTG cho các em HS THPT, giúp các em HS có trải nghiệm sinh động khi học tập môn Văn giai đoạn trung đại, giúp các em hiểu sâu sắc hơn giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó khơi gợi các em yêu thích Truyện Kiều hơn. Chính thế hệ trẻ học đường ngày nay sẽ là lớp người giữ gìn và lan loả di sản văn hoá vô giá mà đại thi hào Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta.
Mở đầu, HTG đã phục vụ 1200 GV và HS trường THPT Thăng Long vào ngày 14/8/2023.
Sáng hôm nay ( 12/11/2023 )HTG đã biểu diễn phục vụ 1000 GV và HS trường THPT Marie Curie HP tại cung Văn hoá thiếu nhi thành phố. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có kế hoach biểu diễn phục vụ HS các Trường THPT ở Hải Phòng và các tỉnh, thành phố bạn.
Hoàng Xuân Khóa